top of page

BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

Ảnh của tác giả: Trợ Thính StellaTrợ Thính Stella

BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

1. Bệnh điếc nghề nghiệp là gì?

Điếc nghề nghiệp là tình trạng chấn thương âm thanh ở tai, do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại, tác động trong một thời gian dài gây nên những tổn thương không hồi phục những tế bào thần kinh ở tai trong.

Ở nước ta, điếc nghề nghiệp được công nhận là một trong 8 bệnh nghề nghiệp thường gặp. Tại các nước công nghiệp điếc nghề nghiệp đứng hàng đầu tổng các bệnh nghề nghiệp.

Bệnh điếc nghề nghiệp là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam; hàng năm có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện giám định Y khoa kết luận là bị bệnh điếc nghề nghiệp




2. Nguyên nhân của bệnh điếc nghề nghiệp

- Do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động; bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản.

- Những người làm việc ở các nhà máy, công trường, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có tiếng ồn lớn đều có thể bị điếc nghề nghiệp. Từ lâu điếc nghề nghiệp được công nhận là một bệnh nghề nghiệp (bệnh do nghề nghiệp gây ra và được hưởng đền bù, trợ cấp khi mắc bệnh).

Người bình thường mắc điếc nghề nghiệp khi tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85dB trở lên, thời gian tiếp xúc lâu từ 3 tháng trở lên với mỗi ngày ít nhất là 6 giờ.


3. Đặc điểm của bệnh điếc nghề nghiệp


+ Điếc đối xứng hai bên: ngưỡng nghe chênh không qúa 15 dB (ở 500, 1000,2000 Hz), 30 dB (ở 3000, 4000,6000 Hz)

+ Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz: Là đặc trưng ở thời kỳ đầu.

+ Điếc nghề nghiệp là do tổn thương ốc tai: Điếc tiếp âm; Đường âm khí, xương trùng nhau.

+ Điếc nghề nghiệp không hồi phục: Nếu là mệt mỏi thính lực thì có hồi phục.

+ Điếc nghề nghiệp không tự tiến triển: Ngừng tiếp xúc, ngừng tiến triển


4. Biểu hiện của điếc nghề nghiệp


+ Giai đoạn đầu (mệt mỏi thính lực):

- Thích ứng, xảy ra sau vài tháng.

- ù tai, suy nhược.

- Có thể hồi phục.

- Giảm ở 4000 Hz


+ Giai đoạn tiềm tàng:

- 1-5 hoặc 7 năm.

- Bệnh nhân khó cảm nhận, phát hiện bằng đo thính lực âm.

- Khuyết chữ V rõ, đỉnh 50-60 dB.


Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn:

- Kéo dài 10-15 năm

- Không nghe không nghe được tiếng nói thầm.

- Khuyết chữ V mở rộng đến 2000 Hz.


+ Giai đoạn điếc rõ rệt:

- ù tai, nghe khó khăn

- Khuyết chữ V mở rộng đến 250 Hz

- Ngưỡng đau hạ thấp (Bình thường >120 dB).

+ Thể không điển hình:

+ Không khuyết ở 4000 Hz

+ Đốt cháy giai đoạn.

+ Điếc không đối xứng.


5. Điều trị bệnh điếc nghề nghiệp

Trong trường hợp người lao động được chẩn đoán là điếc do nghề nghiệp thì cách điều trị tốt nhất nhằm giúp người bệnh có thể trao đổi, nói chuyện với mọi người xung quanh là sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy trợ thính người bệnh cũng cần hết sức lưu ý điều chỉnh tần số phù hợp với tình trạng điếc. Người bệnh không nên tự ý đi mua máy trợ thính mà chưa có kiểm tra tình trạng tai hay sự tư vấn của bác sĩ.

Đến với Trung tâm trợ thính Stella để được đo khám chính xác nhất.

Nguồn : Bộ y tế

47 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page