Đặt ống thông khí khi bị viêm tai giữa có tốt không ?
Đặt ống thông khí khi bị viêm tai giữa có tốt không ?
Đặt ống thông khí viêm tai giữa là một thủ thuật ngoại khoa không quá phức tạp và ngày nay được chỉ định áp dụng theo yêu cầu của bác sĩ để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cho bệnh nhân. Vậy bạn đã hiểu rõ về phương pháp này hay chưa ?
Đặt ống thông khí viêm tai giữa là gì ?
Là phương pháp được ứng dụng với mục đích dẫn lưu dịch, cải thiện thính lực và ngăn ngừa tình trạng ứ đọng dịch tái phát bằng một ống nhựa silicon hoặc nhựa cứng đặt vào màng nhĩ.

Khi nào bạn cần áp dụng đặt ống thông khí viêm tai giữa ?
Khi điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của bạn mà có quyết định cho bạn đặt ống thông khí viêm tai giữa hay không. Những trường hợp đặt ống thông
– Viêm tai giữa thanh dịch
– Tắc vòi nhĩ do viêm V.A và u vòm họng
– Viêm tai giữa có mủ nhưng lỗ thông quá nhỏ, không đủ để dẫn lưu mủ ra bên ngoài
Quy trình thực hiện
Thời gian đặt ống thông khí khoảng 30 phút/tai và bạn cần ở lại bệnh viện để theo dõi tình hình trong 1-2 tiếng kế tiếp. Phương pháp đặt ống thông khí viêm tai giữa được các bác sĩ thực hiện theo các bước sau đây:
– Đưa ống nội soi vào bên trong tai để bác sĩ quan sát biểu hiện bên trong màng nhĩ.
– Tiến hành gây tê ống tai bằng cách tiêm dưới da, chờ đến khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch màng nhĩ. Bác sĩ cần thực hiện cẩn thận để tạo đủ không gian cho ống tai nhưng không ảnh hưởng đến xương con và các cơ quan khác. Đường rạch thường có chiều dài trung bình khoảng 1.5 – 2mm.
– Tiến hành đặt ống thông khí vào tai giữa thông qua vết rạch vừa thực hiện.
– Bắt đầu thực hiện hút dịch ứ bên trong tai giữa, nếu bệnh nhân có dịch ứ đặc, dính, bác sĩ có thể nhỏ oxy già để làm loãng dịch và giúp việc dẫn lưu dịch trở nên thuận lợi hơn.